Nội dung chính
Công ty đại chúng là gì? Quản trị công ty là gì?
Vì sao cần quản trị công ty đại chúng?
Thực hiện quản trị công ty đại chúng theo quy định của Pháp luật như thế nào?
Huỷ tư cách công ty đại chúng trong những trường hợp nào?
Công ty đại chúng
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, quy định về công ty đại chúng như sau:
- Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
+ Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
+ Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
- Công ty cổ phần thuộc trường hợp thứ nhất phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, để trở thành công ty đại chúng, trước tiên doanh nghiệp phải là công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu. Có thể hiểu công ty đại chúng là Công ty cổ phần có quy mô và độ phổ biến “đủ lớn” để đạt được tính “Đại chúng”, “đủ lớn” ở đây được hiểu trên 2 khía cạnh vốn điều lệ thực góp và số lượng cổ đông.
Quản trị công ty
Quản trị công ty là một loạt mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện.
Quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều mục đích chính sách công quan trọng.
Quản trị công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương trước các biến động không mong muốn, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển lành mạnh của cả chủ thể nền kinh tế nói chung.
Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh, tạo ra một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp, góp phần giảm thiểu rủi ro kinh doanh, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
Điều 34 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng như sau:
- Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Công bố thông tin theo quy định của Luật này;
+ Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;
+ Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
+ Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;
+ Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
- Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong đó, vì sự phát triển ổn định của công ty đại chúng ảnh hưởng tới quyền lợi (lợi nhuận) của nhiều chủ thể do đó vấn đề quản trị công ty đại chúng cần thiết phải báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thị trường chứng khoán đồng thời công bố để các bên liên quan có thể năm bắt tình hình sức khỏe doanh nghiệp mình đang đầu tư để có thể kịp thời đưa ra những quyết sách đúng đắn. Vì vậy, Công ty đại chúng cần chú trọng thực hiện các nghĩa vụ về công bố thông tin và tình hình quản trị công ty đại chúng cự thể:
Tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: Công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tình hình quản trị công ty theo mẫu quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm và kết thúc năm đương lịch.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đại chúng cần tuân thủ nhiều hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp khi có phát sinh theo quy định như: Hồ sơ các kỳ đại hội đồng cổ đông, các hoạt động thay đổi về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi người quản lý doanh nghiệp, về việc chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu, ...
+ Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật chứng khoán căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
+ Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật chứng khoán mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
+ Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
(Điều 38 Luật chứng khoán 2019)
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
caphephaply.com (sưu tầm & biên tập)