Cách làm thủ tục ly hôn nhanh nhất được tư vấn chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm thực tế như sau:
Vợ chồng nếu thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu dành cho nhau thì dường như cuộc sống hôn nhân trở nên tù túng, ngột ngạt, không lối thoát. Vậy cách giải thoát tốt nhất cho cả hai, chính là ly hôn. Tuy nhiên, sau những tổn thương, mất mát đã có, đa phần người trong cuộc đều muốn tìm cách làm thủ tục ly hôn nhanh nhất.
Để tiến hành thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất thì cần phải tuân thủ những quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó:
Cho dù là làm thủ tục ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì hồ sơ cần chuẩn bị cũng khá giống nhau, bao gồm:
Đơn xin ly hôn (mẫu số 17 kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
Bản sao CMND, sổ hộ khẩu (yêu cầu sao y bản chính);
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn;
Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);
Các giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
Giấy tờ chứng minh về mâu thuẫn gia đình (nếu có).
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
Trường hợp ly hôn đơn phương: Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
● Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28, Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Hoặc các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (Điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015).
● Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú (Điều 37 BLTTDS 2015).
Trường hợp ly hôn thuận tình: theo Khoản 2 Điều 29, Điểm b Khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015 thì vợ/chồng có quyền thỏa thuận, lựa chọn Tòa án nơi cả vợ/chồng cư trú, làm việc hoặc Tòa án nơi 1 trong 2 bên vợ/chồng cư trú, làm việc.
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, để tiến hành thủ tục ly hôn nhanh nhất cần phải tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn như đã nêu tại mục 2 nêu trên.
Bước 2: Sau khi Tòa án tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ đưa ra thông báo lệ phí của việc ly hôn: Phí tạm ứng ly hôn.
Bước 3: Sau khi nộp tạm ứng phí dân sự sơ thẩm tại chi cục Thi hành án Quận/Huyện thì đến Tòa án nộp biên lai phí tạm ứng.
Bước 4: Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc.
Về án phí: Nếu vụ việc của bạn không có tranh chấp tài sản thì chỉ là 300.000 đồng, còn nếu tranh chấp về cả tài sản thì án phí sẽ tính theo giá trị tài sản tranh chấp theo Nghị quyết số 326 của Ủy ban thường vụ quốc hội.
Trong trường hợp ly hôn thuận tình, thời gian giải quyết ly hôn sẽ nhanh chóng hơn đơn phương ly hôn. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
● Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
● Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
● Bước 3: Giai đoạn chuẩn bị mở phiên họp là 01 tháng. Trong thời hạn 15 ngày, Tòa án tiến hành mở phiên tòa hòa giải kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
● Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, khoảng thời gian giải quyết ly hôn thuận tình chỉ kéo dài từ 02 tháng đến 03 tháng kể từ ngày Tòa thụ lý vụ án.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn sẽ lâu hơn ly hôn thuận tình, cụ thể được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.
Bước 2: Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận được đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 từ ngày được phân công thẩm phán xem xét đơn cần đưa ra các quyết định sau đây: Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và thời hạn để sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc thông báo nộp tiền tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
Bước 5: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc ly hôn. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Theo quy định nêu trên, thời gian giải quyết vụ án thủ tục ly hôn đơn phương thường kéo dài từ 04 tháng đến 06 tháng.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
caphephaply.com (sưu tầm & biên tập)